Cuộc
săn tìm muỗi sốt rét
Sốt rét, một chứng bệnh gây ra bởi ký
sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi
những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt
đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh,
từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc
Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây.
Muỗi
truyền bệnh sốt rét là loài muỗi Anopheles, trên thế giới có khoảng 420 loài
nhưng trong đó có 70 loài là trung gian truyền bệnh sốt rét cho người trong điều
kiện tự nhiên. Ở Việt Nam cho tới nay đã phát hiện được 59 loài Anopheles,
trong đó có 15 loài được xác định là trung gian truyền bệnh chính, truyền bệnh
phụ và nghi ngờ truyền bệnh. Loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét chủ yếu tại
Việt Nam đã được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng xác định gồm An. aminimus hoạt động ở vùng rừng núi
trên toàn quốc, An.dirus hoạt động ở
vùng rừng núi từ vĩ tuyến 20 trở vào phía Nam và An.sundaicus hoạt động ở vùng ven biển nước lợ Nam Bộ. Các loài muỗi
trung gian truyền bệnh phụ và nghi ngờ là trung gian truyền bệnh sốt rét như An.aconitus, An.jeyporiensis, An.maculatus,
An.subpictus, An.sinensis, An.vagus, An.indefinitus, An.campestris, An.culicifacies,
An.interruptus, An.lesteri, An.nimpe... chưa
xác định rõ được vai trò truyền bệnh cụ thể nhưng chúng cũng luôn luôn được cảnh
giác.
Nếu
chúng ta có thể cắt đứt trung gian vật trung gian truyền bệnh, tức muỗi
Anopheles, về cơ bản chúng ta đã giải quyết được bệnh sốt rét. Thế nhưng việc
thực hiện ý định này lại không hề đơn giản. Vùng Sahel châu Phi trải từ Senegal
đến Sudan hàng năm phải trải qua một mùa khô khắc nghiệt có khi kéo dài đến 8
tháng. Nước bề mặt biến mất, một điều kiện không hề lý tưởng cho muỗi sinh sản
vì trứng và ấu trùng muỗi cần môi trường ẩm để tồn tại. Trong mùa này, số lượng
muỗi giảm gần như bằng 0.
Thế
nhưng khi mùa mưa đến, những sát thủ hút máu trưởng thành này bùng nổ về số lượng
chỉ trong khoảng 3 ngày, trong lúc thời gian cần thiết để muỗi phát triển từ trứng
đến hình thái trưởng thành cần tối thiểu 8 ngày. Rõ ràng là muỗi trưởng thành
đã trú ẩn ở đâu đó trong suốt mùa khô và chờ thời cơ mới.
Con mồi bí ẩn
Vào
mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5-6 kéo dài cho đến tháng 10-11, một màu xanh của thực
vật trải khắp vùng Sahel. Và muỗi cũng trở lại. Rất nhanh. Thậm chí số liệu đã
cho thấy ở Thierola số lượng muỗi gia tăng đến 10 lần chỉ trong vòng 5 ngày khi
mùa mưa bắt đầu. Các nhà côn trùng học đã đưa ra 2 giả thuyết về sự gia tăng
nhanh chóng này. Khả năng đầu tiên là do sự di cư từ nơi khác đến nhờ vào những
cơn gió ở tầng cao. Khả năng còn lại chính là muỗi đã trải qua một thời kỳ “ngủ
hè” trong suốt mùa khô, một kiểu ngủ đông vốn thường xảy ra ở một số sinh vật
nhằm sống sót qua mùa đông lạnh giá. Một nghiên cứu khá thú vị đã chỉ ra điều
này, vào cuối mùa mưa tháng 10 năm 2008, nhóm nghiên cứu đã bắt và gây mê khoảng
7000 con muỗi, đánh dấu chúng bằng những vệt sơn đặc biệt rồi thả lại vào môi
trường.Vào tháng 5 năm kế tiếp, thật đáng ngạc nhiên khi họ lại tìm thấy những
cá thể muỗi với vết sơn này vẫn còn sống sót, mặc cho sự thật là muỗi Anopheles gambiae (giống muỗi truyền sốt
rét lưu hành phổ biến tại Sahel) trưởng thành chỉ có thể sống tối đa khoảng 30
ngày.
Điều
bí ẩn gì đã xảy ra? Tình trạng ngủ đông có lẽ dễ hình dung hơn đối với chúng
ta, khi nhiệt độ hạ, chuyển hóa trong những sinh vật ngủ đông cũng hạ theo, điều
này là hợp lý. Nhưng làm sao để giải thích tình trạng “ngủ hè”? khi mà châu Phi
vùng dưới sa mạc Sahara với khí hậu nóng quanh năm, làm sao để muỗi có thể giảm
chuyển hóa trong cơ thể ở điều kiện khí hậu như thế?
Cho
đến hiện nay, những nghiên cứu đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên vẫn tiếp tục
được thực hiện.
Một
câu hỏi khác. Đâu là nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành trong suốt mùa khô kéo
dài? Gần đây, một nghiên cứu khác đã sử dụng chiết xuất từ căn hương thảo (một
thành phần trong nước hoa) để đánh dấu một nhóm muỗi được gây mê trước đó. Vì
chất này có thể giết muỗi khi tiếp xúc trực tiếp, nhóm nghiên cứu đã tẩm chất
này lên những sợi dây nhỏ đặc biệt, sau
đó sợi dây này sẽ được dán lên phần bụng muỗi. Cuối cùng, muỗi được thả lại vào
môi trường. Để phát hiện nơi cư trú của muỗi, những chú chó được huấn luyện để
phát hiện mùi của chiết xuất này sẽ được sử dụng. Vì chiết xuất này không tồn tại
tự nhiên tại châu Phi, do đó chó sẽ không đánh hơi lầm. Nghiên cứu vẫn đang được
tiến hành và hứa hẹn sẽ gặt hái được kết quả trong 2 năm tới.
Chỉ
thế giới này cũng đã là quá lớn. Những bí ẩn vẫn tràn ngập quanh ta. Thế nhưng
con người chẳng bao giờ dừng lại, chúng ta vẫn nỗ lực từng bước chinh phục
thiên nhiên, chinh phục bệnh tật. Bài viết này là bài đầu tiên tôi viết blog, sau
khi đọc bài viết “The great mosquito hunt” trên tạp chí Nature số 7508 xuất bản
tháng 7 2014, cũng chỉ là để nhắn nhủ bản
thân mình vẫn còn đó rất nhiều điều chưa biết, kể cả với những căn bệnh mà mình
nghĩ đã khá quen thuộc. Và cũng còn đó rất nhiều lý thú, chí ít cũng để hâm
nóng ý chí của bản thân và cố gắng nỗ lực hơn trên con đường mình đã chọn.
Nhật Bản, tỉnh Yamanashi, thành phố Chuo, một
ngày hè oi bức
2014/07/26
No comments:
Post a Comment